Nguy cơ do viêm mủ màng phổi

Viêm mủ màng phổi (VMMP) là sự tràn mủ trong khoang màng phổi. Dịch là mủ thật sự hoặc là chất dịch đục hay màu nâu, nhưng bao giờ cũng có xác bạch cầu đa nhân là thành phần chính của mủ.

Đau ngực, ho khan có lo viêm mủ màng phổi?

Khi bị VMMP cấp tính, bệnh nhân thường có dấu hiệu như sau: bệnh khởi đầu đột ngột, rầm rộ hoặc khởi đầu bằng những triệu chứng giống như bị cảm cúm. Nếu VMMP thứ phát do các bệnh khác thì rất khó xác định thời gian khởi phát của bệnh. Giai đoạn toàn phát có các triệu chứng: đau ngực, khó thở, ho khan. Hội chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc gồm sốt cao, đau đầu, mất ngủ, kém ăn, gầy sút, bạch cầu trong máu tăng cao. Khám thấy hội chứng 3 giảm do tràn dịch khoang màng phổi. Xquang có hình tràn dịch màng phổi. Xét nghiệm tìm thấy vi khuẩn trong mủ.

Nếu bệnh nhân bị VMMP bán cấp và mạn tính, xuất hiện sau khi bệnh khởi phát trên 2 tháng nếu không được điều trị, gồm các triệu chứng: đau ngực, khó thở, ho có đờm hoặc có mủ hôi. Hội chứng nhiễm khuẩn nhiễm độc không rầm rộ như ở giai đoạn cấp tính, nhưng toàn trạng bệnh nhân lại suy kiệt nặng, số lượng bạch cầu trong máu tăng vừa, hồng cầu và huyết sắc tố giảm… Khám thấy hội chứng 3 giảm do dày dính co kéo màng phổi, các xương sườn nằm xuôi và kém di động, các khoang liên sườn hẹp lại, tạo nên một bên ngực cứng đờ và bị kéo thấp xuống hơn so với bên lành. Xquang thấy có khoang cặn ở vùng dưới và sau của màng phổi, có thể thấy hình ảnh khí quản và trung thất bị co kéo về bên tổn thương, cột sống bị vẹo với chiều lõm hướng về bên bị mủ màng phổi.

Biến chứng do VMMP có thể nguy hiểm tính mạng

VMMP không thể tự hấp thu và khỏi nếu không được điều trị. Trường hợp điều trị tích cực ngay từ giai đoạn cấp tính thì bệnh có thể khỏi sau 2 – 4 tuần và ít để lại di chứng nặng. Nhưng nếu điều trị không tốt hoặc không được điều trị thì mủ màng phổi sẽ trở thành mạn tính và dẫn tới các biến chứng nặng như: vỡ ra thành ngực, thường ở đường nách sau vì là nơi thành ngực mỏng và là chỗ thấp khi bệnh nhân nằm. Mủ từ khoang màng phổi rò qua khe liên sườn vào dưới da rồi sau đó vỡ qua da ra ngoài, tạo thành lỗ rò mủ kéo dài ở thành ngực. Rò phế quản: mủ từ khoang màng phổi vỡ vào nhu mô phổi và rò vào phế quản. Bệnh nhân đột nhiên thấy đau nhói, khạc ra ít máu, khó thở rồi ộc ra một lượng mủ lớn. Nếu là rò phế quản lớn với lượng mủ nhiều thì bệnh nhân có thể bị ngạt thở cấp tính và thậm chí có thể tử vong. Nếu rò phế quản nhỏ thì bệnh nhân ho và khạc mủ thối kéo dài. Có khi gặp trường hợp vỡ ổ mủ màng phổi vào thực quản hoặc qua cơ hoành vào ổ bụng. Biến chứng toàn thân có thể gặp như: thoái hoá dạng tinh bột (amyloid) ở gan, thận, nhiễm khuẩn huyết, áp-xe các cơ quan khác, suy tim…

Vì sao bị viêm mủ màng phổi?

Nhiều nghiên cứu cho thấy VMMP có thể xuất phát đầu tiên ở khoang màng phổi hoặc thứ phát sau một số bệnh như: viêm phổi, áp-xe phổi, giãn phế quản, ung thư phổi bội nhiễm, dị vật phổi, nấm phổi, viêm tắc động mạch phổi; rò khí phế quản, rò thực quản, áp-xe hạch trung thất; viêm xương sườn, viêm các đốt sống lưng, áp-xe vú; áp-xe dưới cơ hoành, áp-xe gan, áp-xe quanh thận, viêm phúc mạc; nhiễm khuẩn huyết; vết thương và chấn thương ngực gây tràn dịch máu khoang màng phổi…

Vi khuẩn gây VMMP thường gặp là tụ cầu vàng, liên cầu, phế cầu, proteus, vi khuẩn lao, Bacteroides, Salmonella…

Điều trị bảo tồn hay phẫu thuật?

Phải điều trị sớm, tích cực, phối hợp chặt chẽ việc dùng kháng sinh mạnh và theo kháng sinh đồ, nâng cao thể trạng cho bệnh nhân bằng ăn uống tốt, truyền đạm, truyền máu. Làm sạch khoang màng phổi. Bệnh nhân cần tập thở tích cực trong quá trình điều trị.

Điều trị bảo tồn: phải dùng kháng sinh liều cao, phối hợp kháng sinh và dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ, kết hợp dùng kháng sinh tại chỗ và kháng sinh toàn thân. Chọc hút màng phổi: có tác dụng tốt khi mủ màng phổi mới xuất hiện, dịch mủ còn loãng và số lượng không lớn, khoang màng phổi không bị dày dính và đóng ngăn. Chọc ở chỗ gõ đục nhất nhưng không nên thấp quá vì có thể bị tắc kim do mủ đặc đọng ở đáy khoang mủ. Sau khi hút hết mủ có thể bơm rửa khoang màng phổi bằng huyết thanh mặn, sau đó có thể bơm kháng sinh vào khoang màng phổi. Phải chọc hút mủ hằng ngày, nhưng sau 5-10 ngày không thấy có kết quả thì phải chuyển sang dẫn lưu màng phổi. Dẫn lưu màng phổi: ống dẫn lưu có thể đặt ở các khoang liên sườn từ V đến VII đường nách giữa hoặc đường nách sau. Qua ống dẫn lưu có thể bơm rửa và đưa kháng sinh vào khoang màng phổi. Khi khoang màng phổi hết mủ và phổi nở ra sát thành ngực thì rút ống, nếu sau 5-7 ngày mà không đạt được kết quả như trên thì nên rút ống dẫn lưu để đặt vào chỗ khác vì lúc này chân ống dẫn lưu đã bị viêm và hở, làm mất tác dụng hút âm tính của ống dẫn lưu.

Nâng cao thể trạng: cho bệnh nhân ăn uống tốt, truyền đạm, truyền máu, các loại sinh tố… Tập thở để phục hồi khả năng đàn hồi của nhu mô phổi và làm phổi nở sát thành ngực.

Phẫu thuật: giai đoạn mạn tính, mủ màng phổi tạo thành một khoang tàn dư có thành rất dày và không tự xẹp lại được, khi đó phải phẫu thuật để giải quyết.

ThS. Phạm Thanh Tùng

_________________________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com

Đọc Tiếp →

Bệnh viêm phổi màng phổi

Nguyên nhân:
Viêm phổi màng phổi ở heo là một bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh, phân bố nhiều nơi trên thế giới. Bệnh do vi khuẩn Actinobacillus leuropeumoniae gây ra (trước đây gọi là Haemophilus pleuropeumoiae). Heo ở mọi lứa tuổi đều mẫn cảm nhưng thường gặp nhất ở heo từ 20 kg trở lên.

Triệu chứng:
Thay đổi theo từng giai đoạn của gia súc, tình trạng miễn dịch, điều kiện môi trường và mức độ phơi nhiễm với tác nhân gây bệnh.
Bệnh có thể ở dạng cấp tính heo chết đột ngột không thể hiện triệu chứng, hay á cấp tính, mãn tính.
Heo bệnh sốt cao 41,50C, bơ phờ, biếng ăn, biến vận động, suy nhược.
Da trên mũi, tai, chân, và toàn cơ thể trở nên xanh.
Ở giai đoạn cuối heo bệnh có biểu hiện trên đường hô hấp như ho, thở miệng.
Nhiệt độ trực tràng giảm đáng kể.
Mổ khám phổi heo bệnh chắc đặc và xuất huyết, có dịch trong xoang bụng.
Hạch lâm ba bị sưng to và xuất huyết.
Phòng bệnh :
Cung cấp đầy đủ dưỡng chất để tăng cường sức đề kháng cho heo chống lại bệnh.
Kiểm soát yếu tố môi trường chẳng hạn như nhiệt độ, ẩm độ và độ thông thoáng có thể làm giảm sự phát triển của bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Nên nuôi heo với mật độ thấp và thường xuyên vệ sinh chuồng trại.
Kiểm soát các bệnh phức tạp khác như: Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản, Mycoplasma.
Nên thực hiện cùng vào cùng ra để hạn chế được bệnh hô hấp.
Điều trị :
Việc điều trị bệnh viêm phổi màng phổi chỉ có hiệu quả cao khi phát hiện bệnh sớm đồng thời sử dụng một trong các loại thuốc sau:
- Genta-Tylo hoặc Tobra-Tylo : 1ml/10-15kg thể trọng/ngày. Tiêm bắp liên tục 3 – 4 ngày. - Ceptifi : 1ml/10kg thể trọng/ngày. Tiêm bắp liên tục 3 – 5 gày.

_________________________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com

Đọc Tiếp →

Bệnh Viêm phổi và Viêm màng não do Hib

Bệnh viêm phổi và viêm màng não do Hib là gì?

Bệnh viêm phổi và viêm màng não do Hib là những bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Haemophilus influenzae týp b (Hib). Vi khuẩn Hib có 6 týp huyết thanh từ a đến f, hơn 95% trường hợp viêm phổi, viêm màng não là do týp b gây nên. Đây là những bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, ước tính năm 2000, Hib là nguyên nhân gây ra hai đến ba triệu trường hợp bệnh nặng và 450.000 trường hợp bị tử vong.

Bệnh do Hib lây truyền như thế nào?

Vi khuẩn Hib thường có ở mũi và họng. Bệnh lây theo đường hô hấp trực tiếp từ người này sang người khác trong những giọt nước bọt qua ho, hắt hơi. Trẻ nhiễm bệnh có thể mang vi khuẩn Hib mà không có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng gì của bệnh. Nhưng vẫn có thể gây lây bệnh cho người khác.Trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh do Hib?

Viêm phổi và viêm màng não là hai thể bệnh thường gặp nhất do vi khuẩn Hib gây ra. Ở các nước đang phát triển bệnh viêm phổi do Hib xảy ra ở trẻ em nhiều hơn hơn so với viêm màng não. Tất cả trẻ bị viêm màng não, viêm phổi cần phải nghĩ đến nguyên nhân do Hib.

Triệu chứng viêm phổi và viêm màng não do Hib có triệu chứng lâm sàng giống các viêm phổi, viêm màng não do các tác nhân khác. Đối với viêm phổi: ho, sốt cao, khó thở, tím tái. Đối với viêm màng não: sốt, nôn, trẻ nhỏ co giật, rối loạn tinh thần từ nhẹ đến nặng.

Biến chứng của những bệnh do Hib gây ra?

Bệnh viêm màng não do Hib có thể để lại di chứng thần kinh vĩnh viễn, tổn thương não, điếc, rối loạn tâm thần 15% đến 30%. Còn tỷ lệ tử vong của viêm màng não do Hib từ 5% đến 10%.

Điều trị bệnh do Hib như thế nào?

Hib có thể điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu.

Phòng bệnh do Hib như thế nào?

Hiện có một vài vắc xin kết hợp với Hib. Tất cả đều có hiệu lực khi tiêm sớm cho trẻ nhỏ và không có phản ứng phụ ngoài sưng tạm thời ở vị trí tiêm. Để giảm số mũi tiêm, vắc xin Hib đôi khi được kết hợp cùng với vắc xin DPT- viêm gan B - Hib.

_________________________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com

Đọc Tiếp →

Viêm Phế Thùy Do Phế Cầu

1. Vi khuẩn học:

Phế cầu là vi khuẩn gram dương, có vỏ bọc, có thể phân lập được ở người khoẻ mạnh (người lành mang trùng), chủ yếu ở trẻ trước tuổi đi học, vào mùa Xuân. Có 84 typ huyết thanh, nhưng chỉ một số gây bệnh như typ 1,3,4,6,7,8,9,12,14,19 và 23. Typ 3 có độc tính cao nhất.

2. Sinh lý bệnh:
- Phế cầu là nguyên nhân chủ yếu của viêm phổi thuỳ. Chúng phát triển ở niêm mạc hầu họng bằng cách gắn với nhóm đường đôi N-axetylglucozamin beta 1-3 galactoza của tế bào biểu mô đường hô hấp trên. Viêm phổi thường xảy ra ở những người có số lượng cao phế cầu ở niêm mạc hầu họng. Vỏ polysaccarid của vi khuẩn ức chế khả năng thực bào của bạch cầu thông qua hiện tượng opsonin. Glycopeptid màng vi khuẩn thu hút bạch cầu N đến. N tiết ra cytokin và yếu tố hoạt hoá tiểu cầu khởi đầu cho quá trình viêm. Một số protein vỏ phế cầu như protein A, pneumolysin... cũng quyết định độc tính của vi khuẩn.

- Bệnh nhân viêm phổi phế cầu thường suy giảm cơ chế bảo vệ đường thở tạm thời hoặc mạn tính, là yếu tố thuận lợi để phế cầu bị hút từ họng vào phế nang. Các phế nang chứa đầy dịch tiết, tạo điều kiện cho phế cầu nhân lên và qua lỗ Kohn để lan rộng ra những phế nang xung quanh. Sự lan rộng của phế cầu bị màng phổi tạng, màng ngoài tim giới hạn lại. Trong vòng vài giờ, các phế nang bị đông đặc và chứa đầy N, hồng cầu. Sau cùng, đại thực bào sẽ xâm nhập vào và dọn sạch phế nang. Vì thành phế nang còn nguyên vẹn nên cấu trúc phổi luôn khôi phục bình thường sau khi khỏi bệnh.
Viêm phổi chủ yếu xảy ra ở một thuỳ. Tổn thương nhiều thuỳ xảy ra khi phế cầu theo dịch viêm lan đến thuỳ phổi khác theo đường phế quản. Viêm có thể lan trực tiếp đến màng phổi, màng tim gây mủ màng phổi, màng ngoài tim.
Phế cầu lan theo đường bạnh huyết ở giai đoạn sớm của bệnh. Nếu hạch bạch huyết khu vực không ngăn chặn được, vi khuẩn vào máu gây vãng khuẩn huyết. Biến chứng xa liên quan đến những typ độc tính cao.
Kháng thể đặc hiệu đối với kháng nguyên vỏ phế cầu xuất hiện 5 -10 ngày sau khi mắc bệnh, làm tăng mạnh mẽ quá trình thực bào vi khuẩn, gây nên cơn "bệnh biến".

3, Giải phẫu bệnh lý:

3.1. Đại thể:
Tổn thương thường chiếm cả một thùy phổi, phần phổi còn lại hoàn toàn bình thường.

3.2. Vi thể:
Hình ảnh phế nang viêm fibrin bạch cầu với các giai đoạn như sau:
- Giai đoạn xung huyết (ngày đầu tiên): xung huyết các mao quản phổi và xuất tiết dịch tơ huyết chứa ít bạch cầu vào trong lòng phế nang.
- Giai đoạn “can hoá đỏ” (ngày thứ 2, 3): mặt cắt vùng phổi viêm đỏ xẫm giống màu của gan. Lòng phế nang đầy dịch tiết keo đặc với nhiều fibrin, hồng cầu, phế cầu khuẩn, số lượng vừa phải bạch cầu N và một ít bạch cầu M. Màng phổi vùng tổn thương bị viêm cấp tính với những mảng fibrin ở lá tạng.
- Giai đoạn "can hoá xám" (ngày thứ 4, 5): mặt cắt phổi có màu xám nhạt. Lòng phế nang chứa ít hồng cầu, nhưng có rất nhiều bạch cầu N. Giai đoạn này kéo dài 3 - 4 ngày, sau đó chuyển sang giai đoạn hấp thu. Dịch tiết fibrin được hoá lỏng bởi các enzym giải phóng ra từ bạch cầu hạt. Chất lỏng này được thực bào bởi đại thực bào phế nang. Tổ chức phổi được khôi phục lại hoàn toàn.

4. Lâm sàng:

4.1. Diễn biến lâm sàng đặc trưng
Bệnh xuất hiện đột ngột sau cảm lạnh, viêm đường hô hấp trên, có cơn rét run dữ dội. Ngay sau đó sốt cao 390 - 410C, thở nhanh, mạch nhanh, ho khan, đau ngực, buồn nôn, nôn. Bệnh đến cao điểm vào ngày thứ hai, ba với biểu hiện rất mệt, ho khạc đờm mầu rỉ sắt do chảy máu trong phế nang, Herpes môi, thở nhanh nông, vã mồ hôi. Cử động lồng ngực bên tổn thương giảm, rung thanh tăng, đôi khi sờ thấy cọ màng phổi. Gõ đục khi vùng đông đặc rộng. Rì rào phế nang giảm, ran nổ, thổi ống, tiếng ngực (pectoriloquy), cọ màng phổi.
Ở thời đại kháng sinh, triệu chứng không điển hình như trên, đôi khi chỉ có đau ngực, thậm chí không sốt và khạc đờm. Ở người già, có khi không thấy triệu chứng thực thể, nhưng triệu chứng loạn thần nhiễm khuẩn lại nổi bật.

4.2. Tiến triển của bệnh:
- Theo kinh điển (khi Penixilin chưa ra đời), cơn bệnh biến xuất hiện sau 5 - 10 ngày: nhiệt độ giảm nhanh về bình thường hoặc dưới mức bình thường, đái nhiều, vã mồ hôi, có thể trụy tim mạch đưa đến tử vong. Bệnh có thể giảm từ từ và không có cơn bệnh biến.
- Nếu dùng penixilin G: bệnh đỡ nhanh, thường hết sốt sau 24 - 36 giờ. Có thể sốt kéo dài hơn nhưng không cần thay đổi kháng sinh. Sốt tái lại liên quan đến các ổ nhiễm trùng ngoài phổi, chít hẹp phế quản do ung thư hoặc dị vật, dị ứng thuốc, viêm tắc tĩnh mạch ở vị trí truyền dịch hoặc do bội nhiễm khác.

4.3. Biến chứng:

4.3.1. Biến chứng tại chỗ:
- Tràn dịch màng phổi: dịch tiết, số lượng dịch ít. Mủ màng phổi chủ yếu gặp khi điều trị kháng sinh muộn hoặc không đúng. Nghi mủ màng phổi khi sốt kéo dài, bạch cầu tăng cao.
- Tràn dịch màng ngoài tim hiện nay ít gặp: sốt kéo dài, mạch nhanh, đau ngực, cọ màng ngoài tim; xquang thấy bóng tim to.

4.3.2. Biến chứng xa:
- Viêm màng não: là biến chứng nguy hiểm tính mạng, đặc biệt đối với bệnh
nhân già yếu.
- Viêm màng trong tim.
- Viêm khớp nhiễm khuẩn.
- Viêm nội nhãn.
- Viêm phúc mạc.

5. Cận lâm sàng:
- Xquang phổi: hình ảnh điển hình và phổ biến là một đám mờ chiếm cả thùy phổi, có phế quản hơi . Đám mờ có thể không rõ ở những bệnh nhân mất nước nhiều hoặc có khi thấy nhiều ổ đông đặc, tràn dịch màng phổi. Triệu chứng xquang thường hấp thu sau 4 tuần.
- Máu ngoại vi: bạch cầu tăng cao, N tăng, chuyển trái. Máu lắng tăng.
- Nhuộm gram đờm thấy cầu khuẩn gram dương đứng thành cặp. Nhận dạng bằng kháng huyết thanh với phế cầu. Định typ bằng phản ứng kết dính vỏ phế cầu (capsular preticipin reaction).
- Cấy đờm ít làm vì tỷ lệ âm tính giả cao trên 50%, dương tính giả nhiều.
- Cấy máu, dịch màng phổi hoặc bệnh phẩm chọc hút phổi qua thành ngực dương tính.
- Phản ứng điện di miễn dịch đối lưu (counterimmunoelectrophoresis- CIE) phát hiện kháng nguyên polysaccharide vỏ phế cầu trong đờm, máu, dịch màng phổi, nước tiểu, làm trước điều trị kháng sinh.
- Phản ứng chuỗi polymease (PCR) đối với bệnh phẩm máu, đờm xác định nhanh và chính xác.

6. Điều trị:
- Kháng sinh: tiêm bắp thịt Penixilin G 600.000UI / lần, ngày 2 lần (penixilin procain) hoặc 1 triệu đơn vị tiêm tĩnh mạch/lần, 4 giờ tiêm một lần.
Những kháng sinh khác có hiệu quả cao với viêm phổi phế cầu: Ampixilin, Tetraxiclin, cephalosporin thế hệ III như Cefazolin. Có thể dùng nhóm macrolid, Clindamyxin.
- Bổ xung đủ nước, điện giải: truyền dịch các loại.
- Giảm đau ngực: dùng Codein cho những ca nhẹ, Aspirin đôi khi phải dùng Meperidin .
- Giảm ho, long đờm, hạ nhiệt ( nếu cần ).
- Điều trị biến chứng (mủ màng phổi, viêm màng ngoài tim...).
- Dự phòng: dùng vacxin phế cầu cho nhóm nguy cơ cao như suy thận mạn tính, đa u tủy, hội chứng thận hư, ghép thận, bệnh Hodgkin... Tiêm bắp thịt một lần duy nhất.

Đọc Tiếp →

Viêm mủ màng phổi

I. Định nghĩa:
Viêm mủ màng phổi là sự tràn mủ trong khoang màng phổi. Đây có thể là dịch mủ thật sự, nhưng cũng có khi chưa thành mủ hẳn, mà mới chỉ là chất dịch đục hoặc màu nâu nhạt nhưng bao giờ cũng chứa xác bạch cầu đa nhân, thành phần cơ bản của mủ.
II. Nguyên nhân, bệnh sinh:
+ Viêm mủ màng phổi có thể là nguyên phát (quá trình viêm mủ xuất phát đầu tiên ở khoang màng phổi) nhưng thường là thứ phát sau một số bệnh lý ở các nơi khác như:
- Các bệnh ở phổi: viêm phổi, Apxe phổi, giãn phế quản, ung thư phổi bội nhiễm, dị vật phổi, nấm phổi, bóng khí phổi bội nhiễm, tắc động mạch phổi bội nhiễm...Lúc này quá trình viêm nhiễm dễ dàng lan vào màng phổi qua đường bạch huyết, đường máu hoặc vỡ các tổn thương trực tiếp vào màng phổi.
- Các bệnh ở trung thất: dò khí-phế quản, dò thực quản, Apxe hạch trung thất...
- Các bệnh ở thành ngực: viêm xương sườn, viêm các đốt sống lưng, Apxe vú...
- Các bệnh dưới cơ hoành và trong ổ bụng: Apxe dưới cơ hoành, Apxe gan, Apxe quanh thận, viêm phúc mạc...
- Bệnh toàn thân: nhiễm khuẩn huyết...
- Ngoài ra có thể gặp viêm mủ màng phổi do bị bội nhiễm sau các can thiệp điều trị vào lồng ngực hoặc sau vết thương và chấn thương ngực gây tràn dịch máu khoang màng phổi.
+ Vi khuẩn gây viêm mủ màng phổi thường gặp hiện nay là: Tụ cầu vàng, Liên cầu, Phế cầu, các vi khuẩn Gram âm như Pseudomonas, Klebsiella pneumoniae, Escherichiacoli, Aerobacteraerogenes, Proteus, Bacteroides, Salmonella...Ngoài ra, còn gặp viêm mủ màng phổi do vi khuẩn Lao, loại này được nghiên cứu riêng do những tính chất đặc biệt của nó về bệnh lý và điều trị.
+ Màng phổi có sức đề kháng rất tốt nên khi có vi khuẩn lọt vào màng phổi thì chưa chắc đã gây nên viêm mủ màng phổi, mà nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Số lượng vi khuẩn.
- Độc tính của vi khuẩn.
- Tình trạng sức khoẻ chung của cơ thể.
- Khả năng đề kháng và miễn dịch của cơ thể.
III. Giải phẫu bệnh lý:
Hình ảnh giải phẫu bệnh lý của viêm mủ màng phổi khác nhau qua 3 giai đoạn:
1. Giai đoạn lan tràn (giai đoạn cấp tính):
+ Hai lá thành và lá tạng còn mỏng, mềm mại nhưng phù nề và có nhiều điểm xuất huyết. Mặt hai lá trở nên mất bóng vì có một lớp tơ huyết che phủ nhưng vẫn tách được dễ dàng.
+ Dịch màng phổi còn loãng, vừa có mủ vừa có Fibrin.
+ Đây là giai đoạn có thể điều trị khỏi bằng nội khoa.
2. Giai đoạn tụ mủ (giai đoạn bán cấp tính):
+ Trên bề mặt của hai lá màng phổi có những lớp mủ lẫn với thanh tơ, làm các lá này trở lên dày cứng (lá tạng dày hơn lá thành vì lá tạng có di động theo hoạt động của phổi).
+ Dịch màng phổi đã biến thành mủ hẳn, đặc hay loãng tuỳ thuộc loại vi khuẩn. Mủ thường được tụ lại trong khoang màng phổi ở phía dưới và sau, tại rãnh sống-sườn do hai lá màng phổi có xu hướng dính lại với nhau để giới hạn mủ màng phổi lại.
+ Đây là giai đoạn còn có khả năng điều trị khỏi được bằng nội khoa nếu dẫn lưu và hút liên tục tốt. Nếu không điều trị tốt thì có thể chuyển thành giai đoạn đóng kén.
3. Giai đoạn đóng kén (giai đoạn mãn tính):
+ Lớp thanh tơ đóng trên bề mặt của màng phổi bị tổ chức hoá mạnh và xơ hoá,tạo thành một khoang chứa mủ có thành dày và chắc (có khi dày tới 2-3 cm). Do đó, dù có hút hết mủ thì khoang này cũng không xẹp lại được. Kết quả là trong khoang màng phổi tồn tại một khoang trống (còn gọi là khoang cặn hay khoang tàn dư), thường xuyên có dịch tiết và nhiễm khuẩn.
+ Quá trình xơ hoá phát triển mạnh xung quanh khoang tàn dư có thể tạo nên các dải xơ lan vào nhu mổ phổi, làm cho khả năng giãn nở của nhu mô phổi giảm xuống và giữa thành khoang tàn dư với lá tạng không còn lớp bóc tách được nữa.
+ Thành ngực cũng bị biến dạng nặng nề: các xương sườn trở nên bất động và nằm xuôi xuống như trong thì thở ra, các khe liên sườn hẹp lại (trong các trường hợp nặng thì các xương sườn có thể nằm dính sát vào nhau thành một mảng, không còn rõ liên sườn nữa), xương sườn trở nên xốp và có tiết diện hình tam giác (đỉnh ở trong, đáy ở ngoài). Cột sống vẹo về một bên như trong tư thế chống đau (phần lõm hướng về bên phổi bị tổn thương).
+ Đây là giai đoạn chỉ điều trị được bằng Ngoại khoa.
IV. Phân loại:
1. Theo giai đoạn:
+ Viêm mủ màng phổi cấp tính.
+ Viêm mủ màng phổi bán cấp tính.
+ Viêm mủ màng phổi mãn tính.
Trên thực tế, khó xác định được thời gían chính xác cho từng giai đoạn vì các tổn thương trong mủ màng phổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố: loại vi khuẩn, độc tính vi khuẩn, sức đề kháng của bệnh nhân, các phương pháp điều trị...
2. Theo tác nhân gây bệnh:
+ Viêm mủ màng phổi do vi khuẩn thường.
+ Viêm mủ màng phổi do Lao.
+ Viêm mủ màng phổi do ký sinh trùng (Amip...).
3. Theo giải phẫu:
+ Viêm mủ màng phổi toàn thể (lan tràn).
+ Viêm mủ màng phổi khư trú.
V. Triệu chứng chẩn đoán:
1. Viêm mủ màng phổi cấp tính:
Tương ứng với giai đoạn lan toả của giải phẫu bệnh lý.
Khởi đầu thường đột ngột, rầm rộ nhưng có khi khởi đầu bằng những triệu chứng không rõ ràng giống như bị cảm cúm thông thường. Nhiều khi vì mủ màng phổi là thứ phát do các bệnh khác dẫn đến nên khó xác định chính xác được thời gian khởi phát của bệnh.
Giai đoạn toàn phát có thể thấy:
+ Đau ngực, khó thở, ho khan...
+ Hội chứng nhiễm trùng, nhiễm độc: sốt cao, đau đầu, mất ngủ, kém ăn, gày sút, bạch cầu trong máu tăng cao, công thức bạch cầu chuyển trái ...
+ Hội chứng 3 giảm do tràn dịch khoang màng phổi.
+ X.quang có hình tràn dịch khoang màng phổi.
+ Chọc hút màng phổi: cho xác định chẩn đoán đồng thời để xác định vi khuẩn trong mủ và làm kháng sinh đồ.
2. Viêm mủ màng phổi bán cấp và mãn tính:
Tương ứng với giai đoạn Tụ mủ và Đóng kén của giải phẫu bệnh lý, thường sau khi khởi đầu khoảng trên 2 tháng nếu không được điều trị đúng đắn và tích cực.
+ Đau ngực, khó thở, ho có đờm hoặc có mủ hôi nếu mủ màng phổi có dò phế quản.
+ Hội chứng nhiễm trùng, nhiễm độc tuy không rầm rộ như ở giai đoạn cấp tính nhưng toàn trạng bệnh nhân thường suy kiệt nặng, số lượng bạch cầu trong máu tăng vừa, hồng cầu và huyết sắc tố giảm...
+ Hội chứng 3 giảm chủ yếu do dày dính co kéo khoang màng phổi, các xương sườn nằm xuôi và kém di động, các khoang liên sườn hẹp lại, tạo nên một bên ngực cứng đờ và bị kéo thấp xuống hơn so với bên lành.
+ X.quang: thường thấy có khoang cặn ở vùng dưới và sau của khoang màng phổi (có thể thấy mức hơi mức nước trong khoang cặn), trong một số trường hợp có thể bơm thuốc cản quang vào khoang cặn để chụp X.quang nhằm xác định khoang cặn chính xác hơn, các xương sườn nằm xuôi, các khe liên sườn hẹp lại, có thể thấy hình ảnh khí quản và trung thất bị co kéo về bên tổn thương, cột sống bị vẹo với chiều lõm hướng về bên bị mủ màng phổi.
VI. Tiến triển,biến chứng,tiên lượng:
1. Tiến triển:
Khác với tràn dịch màng phổi thanh tơ, viêm mủ màng phổi không mấy khi tự hấp thu và khỏi nếu không được điều trị.
Nếu được điều trị đúng và tích cực ngay từ giai đoạn cấp tính thì bệnh có thể khỏi sau 2-4 tuần và ít để lại di chứng nặng. Nếu điều trị không tốt hoặc không được điều trị thì mủ màng phổi sẽ trở thành mãn tính và dẫn tới các biến chứng nặng.
2. Biến chứng:
+ Các biến chứng tại chỗ:
- Vỡ ra thành ngực: thường ở đường nách sau vì là nơi thành ngực mỏng và là chỗ thấp khi bệnh nhân nằm. Mủ từ khoang màng phổi rò qua khe liên sườn vào dưới da rồi sau đó vỡ qua da ra ngoài, tạo thành lỗ rò mủ kéo dài ở thành ngực.
- Rò phế quản: do mủ từ khoang màng phổi vỡ vào nhu mô phổi và rò vào phế quản. Thường xuất hiện đột ngột, bệnh nhân đột nhiên thấy đau nhói, khạc ra ít máu, khó thở rồi ộc ra một lượng mủ lớn. Nếu là rò phế quản lớn với lượng mủ nhiều thì bệnh nhân có thể bị ngạt thở cấp tính và thậm chí có thể tử vong. Nếu rò phế quản nhỏ thì bệnh nhân ho và khạc mủ thối kéo dài.
- Đôi khi có thể gặp các trường hợp vỡ ổ mủ màng phổi vào thực quản hoặc qua cơ hoành vào ổ bụng.
+ Các biến chứng toàn thân: có thể gặp các biến chứng như
- Thoái hoá dạng tinh bột (amyloid) ở gan,thận...
- Nhiễm khuẩn huyết.
- Ap xe các cơ quan khác (não,thận...).
- Suy tim, trước hết là suy tim phải.
3. Tiên lượng:
Nếu điều trị sớm,đúng và tích cực thì bệnh có thể khỏi,không để lại di chứng nặng đáng kể.
Nếu điều trị muộn,không tích cực thì có thể dẫn tới tử vong hoặc nếu khỏi cũng để lại nhiều di chứng nặng nề, ảnh hưởng nặng đến khả năng lao động của bệnh nhân.
VII. Điều trị:
1. Một số nguyên tắc điều trị chung:
+ Phải điều trị sớm, tích cực và toàn diện. Phối hợp chặt chẽ các khâu: Dùng Kháng sinh mạnh và theo kháng sinh đồ, Nâng đỡ tích cực toàn trạng (ăn uống tốt, truyền đạm, truyền máu...), Giải quyết khoang màng phổi (sạch mủ, phổi nở và triệt tiêu khoang cặn) và Tập thở tích cực trong toàn bộ quá trình điều trị.
+ Phương hướng điều trị phải theo giai đoạn bệnh: Giai đoạn cấp tính thì điều trị bảo tồn, giai đoạn mãn tính phải điều trị ngoại khoa.
+ Điều trị phải đạt mục đích là: khoang màng phổi phải sạch hết mủ và trở nên vô khuẩn, đồng thời phổi phải nở ra sát thành ngực hoặc triệt tiêu hoàn toàn khoang cặn.
2. Điều trị bảo tồn:
Nội dung chính của điều trị bảo tồn bao gồm:
+ Kháng sinh: phải dùng kháng sinh liều cao, phối hợp kháng sinh và dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ, kết hợp dùng kháng sinh tại chỗ và kháng sinh toàn thân.
+ Chọc hút màng phổi:
- Có tác dụng tốt khi mủ màng phổi mới xuất hiện, dịch mủ còn loãng và số lượng không lớn, khoang màng phổi không bị dày dính và đóng ngăn.
- Nên chọc ở chỗ gõ đục nhất nhưng không nên thấp quá vì có thể bị tắc kim do mủ đặc đọng ở đáy khoang mủ. Sau khi hút hết mủ có thể bơm rửa khoang màng phổi bằng huyết thanh mặn, sau đó có thể bơm kháng sinh vào khoang màng phổi.
- Phải chọc hút mủ hàng ngày. Nếu sau 5-10 ngày không thấy có kết quả thì phải chuyển sang dẫn lưu màng phổi.
+ Dẫn lưu màng phổi:
- Chỉ định khi chọc hút không có kết quả, mủ màng phổi đặc, số lượng lớn...
- Thường dùng ống dẫn lưu đường kính to (trên 1 cm), có thể đặt ở các khoang liên sườn từ V đến VII đường nách giữa hoặc đường nách sau. Trong các trường hợp khe liên sườn hẹp thì có thể phải mổ cắt bỏ một đoạn xương sườn khoảng 2-4 cm để qua đó đưa ống dẫn lưu vào khoang màng phổi.
- Sau đặt dẫn lưu cần cho hút dẫn lưu liên tục với áp lực âm tính 20-40 cm nước. Qua ống dẫn lưu có thể bơm rửa và đưa kháng sinh vào khoang màng phổi. Khi khoang màng phổi hết mủ và phổi nở ra sát thành ngực thì rút ống, nếu sau 5-7 ngày mà không đạt được kết quả như trên thì nên rút ống dẫn lưu để đặt vào chỗ khác vì lúc này chân ống dẫn lưu đã bị viêm và hở,làm mất tác dụng hút âm tính của ống dẫn lưu.
+ Nâng đỡ toàn trạng tích cực: ăn uống tốt, truyền dịch, truyền đạm, truyền máu, các loại sinh tố...
+ Thể dục liệu pháp, đặc biệt là tập thở để phục hồi khả năng đàn hồi của nhu mô phổi và làm phổi nở sát thành ngực.
3. Điều trị phẫu thuật:
Trong giai đoạn mãn tính, mủ màng phổi tạo thành một khoang tàn dư có thành rất dày và không tự xẹp lại được. Chỉ có phẫu thuật mới có thể giải quyết được khoang tàn dư này. Các loại phẫu thuật chính hiện nay để điều trị mủ màng phổi mãn tính là:
a). Phẫu thuật trên phổi:
+ Bóc vỏ phổi sớm:
- Thực chất bóc vỏ phổi sớm là thủ thuật mở lồng ngực để dễ dàng lau và hút sạch mủ, được chỉ định trong giai đoạn bán cấp hoặc có thể ở thời gian đầu của giai đoạn mãn tính, khi phương pháp dẫn lưu màng phổi không có kết quả do mủ quá đặc và khoang màng phổi bị viêm dính tạo nên nhiều ngăn chứa mủ không thông với nhau.
- Tiến hành mở lồng ngực bắng một đường rạch ngắn, có cắt một đoạn xương sườn 6-8 cm. Dùng kìm dài có kẹp gạc để lau sạch mủ, phá bỏ các chỗ dính và vách ngăn trong khoang màng phổi, lấy bỏ hết lớp màng Fibrin đang hình thành trên màng phổi. Qua ống nội khí quản có thể bóp mạnh bóng để phổi nở ra sát thành ngực. Sau đó đặt ống dẫn lưu khoang màng phổi và đóng lại lồng ngực. Sau mổ tiến hành hút liên tục ống dẫn lưu như trong dẫn lưu màng phổi đã nói ở trên.
+ Bóc vỏ phổi:
- Bóc vỏ phổi là phẫu thuật lý tưởng để điều trị mủ màng phổi mãn tính vì nó vừa giải quyết được khoang mủ,phục hồi được chức năng hô hấp đồng thời giữ được hình thái bình thường của lồng ngực.Năm 1894,Delorme đã thực hiện phẫu thuật này và mô tả nó dưới danh từ Bóc vỏ phổi,từ đó phẫu thuật này được gọi là phẫu thuật Delorme mặc dù chính Fowler đã thực hiện phẫu thuật này từ năm 1893.
- Điều kiện đảm bảo bóc vỏ phổi thành công là: Còn lớp bóc tách giữa vỏ của khoang mủ và lá tạng,nhu mô phổi còn đàn hồi tốt và phế quản phải lưu thông tốt để sau mổ phổi nhanh chóng nở ra được.Chính vì vậy,bóc vỏ phổi chỉ thực hiện được ở giai đoạn đầu của mủ màng phổi mãn tính.Nếu bị bệnh đã lâu,quá trình xơ hoá phát triển làm cho giữa vỏ khoang mủ và lá tạng không còn lớp bóc tách thì không thể chỉ định mổ bóc vỏ phổi được nữa.
- Tiến hành mở ngực đường sau bên. Mở khoang tàn dư, hút sạch mủ. Dùng dao rạch một đường chữ thập trên vỏ phổi, độ sâu đường rạch phải vừa vặn đến lớp giữa vỏ phổi và lá tạng. Dùng kéo đầu tù và bông cầu bóc tách lấy bỏ vỏ phổi khỏi lá tạng. Tiếp đó giải phóng phổi ra khỏi thành ngực, trung thất, cơ hoành và giải phóng cả các rãnh liên thuỳ, nhờ đó phổi sẽ nở ra sát thành ngực. Đặt ống dẫn lưu màng phổi và đóng lại thành ngực. Sau mổ phải hút liên tục qua ống dẫn lưu để đảm bảo cho phổi nở ra và dính vào thành ngực.
b). Phẫu thuật trên thành ngực:
Bao gồm các phẫu thuật tạo hình thành ngực (phẫu thuật Heller,phẫu thuật Schede...). Các phẫu thuật này chỉ có tác dụng làm mất khoang cặn mà không làm cho phổi nở ra được, không phục hồi được chức năng hô hấp. Ngoài ra các phẫu thuật tạo hình thành ngực còn làm cho lồng ngực bị biến dạng nặng nề. Do đó thường chỉ định dùng các phẫu thuật này khi không còn khả năng mổ bóc vỏ phổi.
+ Phẫu thuật Heller:
- Tiến hành cắt bỏ các đoạn xương sườn (để lại cốt mạc) ở trên thành của khoang cặn.Thường cắt vượt quá ổ cặn một khoang liên sườn ở phía trên và phía dưới,và khoảng 1 cm ở phía trước và phía sau.Tiếp đó rạch dọc theo cốt mạc các xương sườn đã bị cắt bỏ,nhờ đó tạo nên các dải cơ liên sườn mềm mại áp sát được xuống đáy ổ cặn.
- Chỉ định dùng khi thành ngực ở trên thành của khoang cặn còn đủ mềm mại để các dải cơ thành ngực có thể áp sát xuống đáy khoang cặn sau khi đã cắt bỏ các đoạn xương sườn.
+ Phẫu thuật Schede:
- Tiến hành cắt bỏ toàn bộ xương sườn cùng với khối cơ liên sườn và lá thành ở trên khoang tàn dư,chỉ còn da và tổ chức dưới da của thành ngực áp sát xuống đáy khoang tàn dư.
- Chỉ định dùng khi mủ màng phổi mãn tính mà khối cơ liên sườn cùng với thành khoang tàn dư bị xơ hoá quá cứng, không tự áp sát xuống đáy khoang tàn dư nếu mổ theo phương pháp Heller.
c) Các phẫu thuật trám lấp khoang cặn:
+ Phẫu thuật trám cơ: Dùng các dải cơ có chân nuôi (tuỳ vị trí khoang tàn dư mà có thể dùng cơ lưng to,cơ ngực to,cơ răng to...) để đưa vào lấp đầy các khoang tàn dư.Phương pháp này chỉ dùng được cho các khoang tàn dư nhỏ (dưới 50 ml) và thường là để bổ sung cho phẫu thuật Heller hay Schede khi các phẫu thuật này không lấp được hết khoang cặn ở các vị trí ngóc ngách.
+ Phẫu thuật dùng trụ da Filatov: Dùng các trụ da làm theo kiểu Filatov từ da bụng hoặc lưng để chuyển tới lấp vào khoang tàn dư. Thường dùng cho những khoang tàn dư lớn, không thực hiện trám cơ được.
Đọc Tiếp →

Bệnh viêm màng phổi

Nguyên nhân: Bệnh viêm phổi màng phổi truyền nhiễm trên bò (Contagious Bovine Pleuropneumonia - CBPP) do Mycoplasma mycoides subsp. mycoides SC (bovine biotype) gây ra. Mycoplasma là những vi khuẩn không có vách tế bào cho nên chúng đa hình thái và đề kháng với kháng sinh thuộc nhóm beta-lactamine như penicilline. CBPP lan rộng ở Châu phi và cũng hiện diện ở các vùng khác trên thế giới như nam châu Âu, trung đông và một phần châu Á.

Sự truyền lây:
Trong điều kiện tự nhiên, CBPP truyền trực tiếp từ vật nhiễm sang các bò nhạy cảm do tiếp xúc qua hơi thở, ho có chứa M.mycoides. Bò phơi nhiễm nếu nhạy cảm có thể phát triển thành CBPP ít nhất sau 6 tháng. Trong ổ dịch có khoảng 40 % bò phơi nhiễm bị phát bệnh, tỉ lệ chết từ 10 – 70 %. Bệnh lây truyền chậm. CBPP rất dễ được truyền lây trong giai đoạn sớm của bệnh, ngay trong thời kỳ ủ bệnh (trước khi có triệu chứng) qua hơi thở. Một số bò trở thành vật mang trùng, chúng không có dấu hiệu bệnh, nhưng nguy nhiểm do gieo rắc mầm bệnh vào vùng chưa nhiễm và hầu hết các ổ dịch mới thường bắt nguồn từ vật mang trùng hoặc gia súc trong thời kỳ ủ bệnh có vẻ ngoài khoẻ mạnh.
Triệu chứng:
Bò là loài nhiễm tự nhiên với bệnh CBPP. Trong ổ dịch có 33 % gia súc có triệu chứng, 46 % nhiễm nhưng không có triệu chứng, 21 % đề kháng. Bò nhạy cảm thường phát thành triệu chứng sau 3-6 tuần phơi nhiễm, nhưng với bò nhạy cảm cao triệu chứng phát triển trong vòng 10-14 ngày. Có 3 thể bệnh:
- Thể cấp tính: Là thể phổ biến nhất và thường đưa đến tử vong, gia súc còn sống sót gầy sút. Thân nhiệt gia súc nhiễm trùng đột ngột tăng cao, bỏ ăn, lượng sữa giảm ở bò cho sữa. Bò thở nhanh và sâu, sau đó bò ho thường xuyên, cuối cùng là ho khô, có dịch mủ. Quá trình diễn tiến bệnh: bò tỏ vẻ đau đớn khi hít vào và thở ra. Tư thế điển hình của bệnh thể hiện qua: đầu cúi thấp hơn, lưng cong hình vòm, các điểm khớp khuỷu dang xa để giản rộng lồng ngực, mồm há to để dễ thở. Thường vi khuẩn xâm lấn chỉ một phổi. Giống như sự phát triển của bệnh viêm phổi màng phổi, phổi bị viêm và sưng. Trong trường hợp chết, khí đi qua các tiểu phế nang đầy niêm dịch, thân phổi trở nên cứng với sợi dính mô, theo sau bởi sự chết của mô phổi. Gia súc chịu đựng sự thiếu khí. Mô sợi nối bình thường không gắn nối mặt ngoài của phổi với mặt trong vách xoang ngực. Lượng lớn dịch có thể làm đầy khoan xoang ngực, mô phổi bị vỡ ra. Rồi thì bò bị giảm cân, trở nên suy kiệt, ngừng nhai lại. Phù nề hoặc sưng phát triển ở họng, yếm bò. Bò có thể bị bại chân (sụm xuống), không đứng được trước khi chết. Từ lúc có dấu hiện đầu tiên đến khi chết có thể kéo dài 2-5 tuần.
- Thể quá cấp tính: Thể quá cấp của bệnh CBPP không phổ biến. Bò ở thể nầy phát triển nhiều triệu chứng như thể cấp tính nhưng triệu chứng viêm phổi trầm trọng hơn. Cái chết đến sau 1-3 tuần có triệu chứng.
- Thể mãn tính: Bò thường không có triệu chứng bệnh, chúng trở thành vật mang trùng và tiếp tục truyền lây CBPP. Thường thể nầy không gây chết trong nhiều năm, nhưng bất cứ lúc nào khi có áp lực stress sẽ làm phát triển thành bệnh thể cấp tính
*Chẩn đoán phân biệt:
- Các bệnh viêm phổ do vi khuẩn khác, thí dụ Tụ huyết trùng
- Viêm phổi do thuốc xông
- Nhiễm sán lá mãn
- Chấn thương ngoại tâm mạc
- Viêm phổi kẽ không điển hình
Bệnh tích:
Viêm dính phổi màng phổi, có sợi tơ huyết (fibrin): Lượng lớn dịch tiết màu vàng hay đục trong xoang ngực đông (có khi đến 30 lít) hình thành các khối tơ huyết to. Màng phổi dầy và viêm sưng với các sợi tơ. Phù nề ứ dịch giữa các tiểu thùy, hiện tượng hoa vân xuất hiện do sự gan hóa, Mảnh mục rữa với các mô hoại tử màu nâu xung quanh các ổ xơ.
Phòng bệnh:
- Tránh các yếu tố stress cho gia súc: quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng tốt (khi thời tiết quá khô nóng thì che chắn cho bò hoặc tìm chỗ trú có bóng mát, không thay đổi khầu phần quá đột ngột, bổ sung thức ăn tinh trong khẩu phần nhất là bò lấy sữa…)
- Bổ sung Premix vitamin, khoáng để tăng cường sức khoẻ cho bò, tránh thiếu chất, có thể sử dụng bánh đá liếm, bột Premix qua ủ chua, kiềm hóa thức ăn thô xanh, thô khô,…
- Chú ý chăn nuôi an toàn sinh học: Cách ly gia súc với nguồn lây truyền bệnh, tránh khách thăm viếng, tham quan, tránh mượn dụng cụ, xe cộ ở các trại chăn nuôi khác,...
- Thực hiện tiêu độc sát trùng chuồng trại triệt để:
+ Bố trí hố tiêu độc ở mỗi cửa chuồng/ trại (bằng vôi bột hoặc dung dịch thuốc sát trùng)
+ Định kỳ tiêu độc: Khi có nguy cơ dịch tiêu độc mỗi ngày 1 lần liên tục 3-7 ngày, bình thường định kỳ tiêu độc mỗi tuần hoặc 2-3-4 tuần/ lần.
Thuốc sử dụng:
. Vime- Protex pha 100ml/ 20 lít nước (phun khi chuồng không có gia súc hoặc lối đi, xung quanh trại)
. Vime-Iodine pha 75ml/ 20 lít nước phun trong chuồng cả khi có gia súc
. Vimekon pha 100 ml/ 20 lít nước phun trong chuồng cả khi có gia súc
- Tiêm phòng: Bố trí tiêm phòng các loại bệnh đã có vaccin:
. Tụ huyết trùng trâu bò (do Cty thuốc thú y TW 2 sản xuất): tiêm lần đầu cho bò trên 4 tháng tuổi, nên lập lại liều thứ 2 sau đó 4 tuần để tăng cường miễn dịch, tái chủng mỗi 6 tháng/ lần.
. Vaccin CBPP: chỉ có ở những nước có dịch địa phương CBPP
- Chú ý kiểm tra ký sinh trùng (nội, ngoại ký sinh) bằng cách bố trí tẩy giun sán định kỳ chặt chẻ
Điều trị:
Mycoplasma mycoides mycoides (SC-type) nhạy cảm với nhiều loại kháng sinh: Streptomycine, Oxytetracycline, Florfenicol. Tuy nhiên liệu pháp kháng sinh chỉ làm cắt ngang đến làm chậm quá trình bệnh hoặc có thể ngay cả trong các trường hợp hình thành mãnh xương mục (trong những trường hợp gia súc bị bệnh mãn tính hoặc là vật mang trùng vi sinh vật).
Không sử dụng kháng sinh nhóm Beta – lactam.
- Kháng sinh: giới thiệu:
+ Vime-Sone: 1ml/10 kg thể trọng, ngày 1 lần, liên tục 3-5 ngày.
+ hoặc Vimefloro FDP: 1ml/10 kg thể trọng, ngày 1 lần, liên tục 3-5 ngày.
+ hoặc Vimespiro FSP: 1ml/10 kg thể trọng, ngày 1 lần, liên tục 3-5 ngày.
- Trị triệu chứng, kháng viêm:
+ Vime-Liptyl: 1ml/10-12 kg thể trọng, ngày 1 lần, liên tục 3-5 ngày.
+ Ketovet : 1ml/ 16-25 kg thể trọng ngày 1 lần, liên tục 3-5 ngày (hạn chế với bò có thai)
- Thuốc trợ sức: Vime - Canlamin: 1ml/ 10 kg thể trọng hoặc Vimekat: 1ml/ 10 kg thể trọng (5 ngày 1 lần)

Tác giả bài viết: VEMEDIM

_________________________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com

Đọc Tiếp →

Bệnh viêm màng phổi là gì?

Viêm màng phổi xảy ra khi lớp màng kép lót trong khoang ngực và bao quanh phổi bị viêm. Viêm mang phổi thường gây đau nhiều, đặc biệt là khi thở.


Dấu hiệu và triệu chứng

- Khó thở

- Đau ngực trong khi thở

- Ho khan

- Sốt và rét run, tuỳ theo nguyên nhân

Cảm giác đau nhói thoáng qua trong ngực do viêm màng phổi thường rõ hơn khi ho, hắt hơi, cử động và thở sâu. Đau có thể lan lên vai. Đau giảm đi khi nín thở hoặc khi ấn vào vùng bị đau.

Khi viêm màng phổi có kèm theo tràn dịch màng phổi, đau thường hết do dịch có tác dụng như lớp đệm giúp hai lá màng phổi không cọ vào nhau. Tuy nhiên khi dịch màng phổi nhiều có thể chèn ép phổi và gây khó thở. Nếu dịch màng phổi bị nhiễm trùng, có thể xuất hiện triệu chứng ho khan, sốt và rét run.

Nguyên nhân

- Nhiễm virus cấp tính, như cúm

- Viêm phổi, trong đó phần phổi bị nhiễm trùng bao gồm cả màng phổi

- Các bệnh tự miễn, như lupus, viêm khớp dạng thấp và viêm gan tự miễn

- Lao và các bệnh nhiễm trùng khác

- Huyết khối tắc mạch phổi.

- Viêm màng phổi có thể xảy ra do chấn thương phổi hoặc sau mổ tim. Một số trường hợp viêm màng phổi không xác định được nguyên nhân (vô căn).

Xét nghiệm và chẩn đoán

- Tiếng cọ màng phổi khi nghe phổi bằng ống nghe

- Các xét gnhiệm hình ảnh: chụp X quang phổi, chụp cắt lớp vi tính (CT)

- Xét nghiệm máu để xác định nhiễm trùng và phát hiện bệnh tự miễn.

- Chọc dò màng phổi để lấy dịch màng phổi làm xét nghiệm.

- Phẫu thuật lồng ngực dưới sự hỗ trợ của video để lấy mẫu bệnh phẩm.

Điều trị

Mục tiêu quan trọng nhất trong điều trị viêm màng phổi hoặc tràn dịch màng phổi là điều trị căn nguyên. Ví dụ nếu viêm màng phổi là do viêm phổi do vi khuẩn, có thể dùng kháng sinh để điều trị. Nhưng với viêm màng phổi do virus thì kháng sinh sẽ không có tác dụng.

Các thuốc chống viêm phi steroid có kê đơn hoặc không kê đơn có thể làm giảm một số dấu hiệu và triệu chứng. Codeine giúp làm giảm ho và đau. Nếu dịch màng phổi nhiều, bệnh nhân có thể phải đặt ống dẫn lưu dịch.

Kết quả điều trị sẽ phụ thuộc vào mức độ nặng của bệnh.

(Theo Maxreading.com)


Đọc Tiếp →

HỘI CHỨNG TRÀN DỊCH MÀNG PHỔI

I- ĐỊNH NGHĨA

Ở màng phổi là một khoảng ảo. Bình thường trong ổ màng phổi có rất ít thanh dịch, đủ cho lá thanh và lá tạng trượt lên nhau được dễ dàng trong động tác hô hấp.

Trong trường hợp bệnh lý co thể xuất hiện các dịch trong khoảng ảo đó, gây ra những biến đổi trên lâm sàng, gọi là hội chứng tràn dịch.

Nếu dịch có ít và chỉ xuất tiết sợi tơ huyết, thăm khám người bệnh ta chỉ nghe thấy tiếng cọ màng phổi ở một vùng, còn các triệu chứng khác trên lâm sàng và Xquang đều không rõ rệt: đó là dấu hiệu của viêm màng phổi khô.

II- TRIỆU CHỨNG.

1. Triệu chức năng và toàn thể.

Là thứ yếu, nhưng có giá trị hướng tới chẩn đoán tràn dịch màng phổi trong một số trường hợp.

- Khi tiết dịch ít, khoảng 200 – 300 ml, người bệnh hơi đau bên có tràn dịch, không khó thở, vẫn nằm ngửa, đầu thấp được, nhưng có khuynh hướng nằm nghiêng về bên lành để tránh đau .

- Khi lượng nước trung bình, khoảng 700-800ml tới 1lít 500 ở người lớn, thì có khó thở nhẹ, và người bệnh phải nằm nghiêng về bên đau.

- Khi nước nhiều, tình trạng khó thở nổi bật, người bệnh phải ngồi dậy thở nhanh, nông.

- Bên cạnh những triệu chứng chức năng có thể thấy sốt ít hoặc nhiều, mệt mỏi, tiếng ăn,v.v…

2. Triệu chứng thực thể. Triệu chứng thực thể là chủ yếu.

2.1. Chúng ta lấy trường hợp điển hình là tràn dịch màng phổi tự do, thể trung bình.

- Nhìn: lồng ngực bên có tràn dịch hơi nhô lên, khoảng liên sườn rộng ra và kém di động. Thường có phù nhẹ ở lồng ngực bên đau trong tràn mủ màng phổi.

- Sờ: rung thanh giảm nhiều hoặc mất.

- Gõ: đục rõ rệt, nếu gõ dọc theo các khoang liên sườn, từ trên xuống dưới, có thể thấy ranh giới trên của vùng đục là một đường cong parabôn có điểm thấp nhât ở gần sát cột sống, cao nhất ở vùng nách, và đi vòng xuống thấp phía trước ngực. Người ta gọi đó là đường cong Damoisesu.

- Nếu tràn dịch nhiều thì đường cong này biến dần thành đường thẳng ngang, ngoài ra có thể thấy các tạng lân cận như gan, tim, bị đẩy. Tràn dịch màng phổi trái làm mất khoảng Traube.

- Một số tác giả còn nhận xét là một vùng gõ trong của góc họp bởi cột sống và đường cong Damoiseau, gọi là góc Garlaud. Có thể thấy đây là vùng nhu mô phổi bị nước đẩy vào trong.

- Một số tác giả khác thấy ở đáy phổi đối diện với bên có tràn dịch có một diện đục, rì rào phế nang giảm và có tiếng ngực thầm, gọi là tam giác Grocco, một tam giác vuông, đường huyền là đường nối tiếp với điểm sát cột sống nhất của đường cong Damoiseau, một cạnh là cột sống, hợp với ranh giới thấp nhất của nền phổi thành một góc vuông. Người ta cho rằng đó là do thay đổi tính chất dẫn truyền của cột sống và phổi bên đối diện vì tràn dịch (Hình 38)

· Nghe:

- Rì rào phế nang giảm nhiều hoặc mất hẳn ở vùng đục.

- Có thể nghe tiếng cọ màng phổi lúc bắt đầu và giai đoạn rút nhiều nước.

- Nếu tràn dịch ít và có đông đặc phổi, có thể nghe thấy tiếng thổi màng phổi và một số tiếng rên nổ hoặc rên bọt.

Tóm lại, có thể nghĩ tới tràn dịch màng phổi nếu có triệu chứng chủ yếu.

- Rung thanh giảm hoặc mất.

- Gõ đục.

- Rì rào phế nang giảm hoặc mất.

2.2. các thể khu trú. Tràn dịch màng phổi có thể khu trú ở một vùng. Lâm sàng thường khó chẩn đoán, và phải có Xquang, kết hợp với chọc dò mới có thể phát hiện được.

· Tràn dịch liên thuỳ: không gây khó thở rõ rệt, dịch khu trú ở rãnh liên thuỳ. Có thể thấy hội chứng ba giảm lơ lửng ở lồng ngực.

· Tràn dịch thể cơ hoành: dịch khu trú ở giữa nền phổi và cơ hoành. Người bệnh có thể đau bụng, nấc. Không rõ hội chứng ba giảm.

· Tràn dịch thể trung thất: dịch khu trú ở một phần, hoặc toàn bộ góc phổi- trung thất. Người bệnh thường khó thở nhiều. Có thể chú ý gõ thấy đục một vùng cạnh ức hoặc cột sống.

· Tràn dịch thể nách, thể dịch phổi: dịch khu trú ở vùng nách, hoặc đỉnh phổi.

- Người bệnh khó thở ít.

- Có hội chứng giảm khu trú. Cần chọc dò để xác định chẩn đoán.

3. Xquang

Tuỳ dịch nhiều hoặc ít sẽ thấy diện mờ lớn hoặc nhỏ (hình 39)

Nếu dịch ít, lâm sàng có thể không phát hiện được, nhưng trên Xquang thấy túi cùng màng phổi bị tù, và người bệnh thở sâu, túi cùng đó cung không sáng ra.

- Nếu dịch trung bình, có thể thấy đường cong Damoiseau.

- Nếu dịch rất nhiều: thấy nửa lồng ngực bị mờ, khoảng liên sườn rộng ra, rất kém di động, tim bị đẩy sang trái hoặc sng phải.

- Tràn dịch khu trú: có thể thấy được hình ảnh tràn dịch trên Xquang bằng những hình mờ tương ứng với nơi tràn dịch (hình 40, 41).

Có một số trường hợp khó xác định, cần kết hợp với bơm hơi: bơm hơi ổ bụng rồi chụp phổi để xác định tràn dịch thể cơ hoành.

4. Chọc dò:

Là động tác giúp cho chẩn đoán quyết định, đồng thời còn có tác dụng chẩn đoán nguyên nhân, và điều trị đối với trường hợp khó thở do tràn dịch nhiều.

cần chú ý tới tính chất vật lý và làm các xét nghiệm về sinh hoá, tế bào vi khuẩn đối với chất dịch rút ra.

4.1. Chẩn đoán quyết định: chọc màng phổi có nước, có thể kết luận chắc chắn là tràn dịch. Chú ý dùng kim khá to, có khi phải dùng đến ống thông kim trường hợp dịch đặc qúa như tràn mủ.

Có thể phân biệt với:

- Viêm phổi có biểu hiện ba giảm (xem hội chứng đông đặc).

- Xẹp phổi.

4.2. Chẩn đoán nguyên nhân: dựa vào tính chất vật lý, các xétnghiệm của dịch màng phổi, và tiến triển lâm sàng của bệnh.

- Dịch có thể:

+ Vàng chanh: thanh dịch, tơ huyết.

+ Trong vắt.

+ Hồng hoặc đỏ đều, không đông: máu.

+ Đục: mủ.

+ Trắng nhưnứoc vo gạo hoặc vàng đặc, lóng lánh: dưỡng chấp hoặc cholesterol.

- Cần làm phản ứng Rivalta để có hướng phân loại dịch màng phổi.

+ Dương tính: dịch tiết, thường gặp trong viêm hoặc phản ứng kích thích màng phổi.

+ âm tính: dịch thấm, thường gặp trong các bệnh gây ứ nước trong cơ thể.

III – NGUYÊN NHÂN

1. Nước vàng chanh.

· Thường có phản ứng Rivalta (+), tỷ lệ ambumin trên 30g/lít. Có nhiều tế bào: bạch cầu Limphô, bạch cầu đa nhân, một số tấ bào nội mạc của màng phổi.

Thường gặp trong:

+ Viêm màng phổi tiên phát: phần lớn do lao.

+ Phản ứng màng phổi cạnh ổ viêm: viêm phổi, lao phổi, tác động mạch phổi, viêm màng ngoài tim, apxe gan…

· Có thể Riavalta (-), anbumin dưới 30g/lít. Ít tế bào gặp trong các bệnh có ứ nước trong cơ thể: suy tim, xơ gan, phù thận…

2. Trong vắt. Rivalta (-), Anbumin dưới 25g/lít. Rất ít bạch cầu, có vài đám tế bào nội mạc. Gặp trong các bệnh gây ứ nước trong cơ thể, nhất là, thận nhiễm mỡ, suy dinh dưỡng, suy tuyến giáp trạng, suy tim xơ gan.

3. Dịch hồng hoặc đỏ. Rivalta (- ), Anbumin trên 30g/lít. Có nhiều hồng cầu và cả bạch cầu các loại. Thường do ung thư phổi hay do di căn của các loại ung thư vào phổi. Loại tràn dịch này phát triển và tái phát nhanh sau khi chọc rút nước, gây khó thở nhiều.

4. Dịch đục có mủ. nhiều bạch cầu đa nhân thoái hoá, thường do các loại vi khuẩn gây mủ như tụ cầu, liên hoàn, phế cầu. Thường gặp trong nhiễm khuẩn tiên phát ở ổ màng phổi, hoặc nhiễm khuẩn thứ phát của tràn dịch màng phổi, hoặc là một triệu chứng của apxe gần màng phổi (apxe phổi, gan, dưới cơ hoành). Nếu mủ có màu nâu thì nên nghĩ tới ápxe gan do amip vở vào ổ màng phổi.

5. Trắng, như nước gạo, hoặc vàng đục lóng lánh.

Tràn dịch do mở ít gặp.

· Tràn dịch chứa nhiều Cholesterol: vàng đục nổi váng nhiều mảng lóng lánh. Có khi màu xanh nâu. Có nhiều Cholesterol từ 1g tới hàng chục g/lít. Gặp trong tràn dịch kéo dài sau giai đoạn tràn mủ màng phổi. Chưa rõ cơ chế phát sinh.

· Dưỡng chấp: trắng như nước gạo. Có nhiều mỡ trung tính: 30-40g/lít. Thường do chèn ép ống ngực do các khối u, hoặc chấn thương lòng ngực, chèn ép tĩnh mạch dưới đòn. Không rõ nguyên nhân trong một số trường hợp.

IV – KẾT LUẬN

Trên lâm sàng, có thể phát hiện được hội chứng tràn dịch qua dâu hiệu ba giảm. Chọc dò có giá trị chẩn đoán quyết định và giúp cho chẩn đoán nguyên nhân, Xquang cũng có giá trị chẩn đoán quan trọng, nhất là đối với trường hợp tràn dịch nhẹ và tràn dịch khu trú.

Đọc Tiếp →

Viêm màng phổi

Viêm màng phổi xảy ra khi lớp màng kép lót trong khoang ngực và bao quanh phổi bị viêm. Viêm mang phổi thường gây đau nhiều, đặc biệt là khi thở.

Dấu hiệu và triệu chứng

Khó thở

Đau ngực trong khi thở

Ho khan

Sốt và rét run, tuỳ theo nguyên nhân

Cảm giác đau nhói thoáng qua trong ngực do viêm màng phổi thường rõ hơn khi ho, hắt hơi, cử động và thở sâu. Đau có thể lan lên vai. Đau giảm đi khi nín thở hoặc khi ấn vào vùng bị đau.

Khi viêm màng phổi có kèm theo tràng dịch màng phổi, đau thường hết do dịch có tác dụng như lớp đệm giúp hai lá màng phổi không cọ vào nhau. Tuy nhiên khi dịch màng phổi nhiều có thể chèn ép phổi và gây khó thở. Nếu dịch màng phổi bị nhiễm trùng, có thể xuất hiện triệu chứng ho khan, sốt và rét run.

Nguyên nhân

Nhiễm virus cấp tính, như cúm

Viêm phổi, trong đó phần phổi bị nhiễm trùng bao gồm cả màng phổi

Các bệnh tự miễn, như lupus, viêm khớp dạng thấp và viêm gan tự miễn

Lao và các bệnh nhiễm trùng khác

Huyết khối tắc mạch phổi.

Viêm màng phổi có thể xảy ra do chấn thương phổi hoặc sau mổ tim. Một số trường hợp viêm màng phổi không xác định được nguyên nhân (vô căn).

Xét nghiệm và chẩn đoán

- Tiếng cọ màng phổi khi nghe phổi bằng ống nghe

- Các xét gnhiệm hình ảnh: chụp X quang phổi, chụp cắt lớp vi tính (CT)

- Xét nghiệm máu để xác định nhiễm trùng và phát hiện bệnh tự miễn.

- Chọc dò màng phổi để lấy dịch màng phổi làm xét nghiệm.

- Phẫu thuật lồng ngực dưới sự hỗ trợ của video để lấy mẫu bệnh phẩm.

Điều trị

Mục tiêu quan trọng nhất trong điều trị viêm màng phổi hoặc tràn dịch màng phổi là điều trị căn nguyên. Ví dụ nếu viêm màng phổi là do viêm phổi do vi khuẩn, có thể dùng kháng sinh để điều trị. Nhưng với viêm màng phổi do virus thì kháng sinh sẽ không có tác dụng.

Các thuốc chống viêm phi steroid có kê đơn hoặc không kê đơn có thể làm giảm một số dấu hiệu và triệu chứng. Codeine giúp làm giảm ho và đau. Nếu dịch màng phổi nhiều, bệnh nhân có thể phải đặt ống dẫn lưu dịch.

Kết quả điều trị sẽ phụ thuộc vào mức độ nặng của bệnh.

_________________________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com

Đọc Tiếp →